Trong ẩm thực Nai_Mãn_Châu

Loài nai Mãn Châu này có những ý nghĩa trong ẩm thực Trung Quốc. Gân nai lấy từ Giống nai đực có sừng (gạc). Vào mùa hạ nai đực rụng sừng. Sừng non của nai gọi là lộc nhung, là một vị thuốc tráng dương, bổ thận, tăng sinh lực. Gân nai được dùng để chế biến món ăn. Khi làm thịt, dùng lửa thui đùi nai, cạo sạch lông. Cho vào nước luộc mềm. Dùng dao nhọn xẻ tách gân ra khỏi phần bắp thịt. Cho gân nai ngâm trong nước có pha muối và giấm cho mềm. Khi gân đã mềm, cắt khúc, hầm chung gân nai trong nước luộc gà (chicken broth) với tôm khô, măng, củ đậu, chả lụa.

Ngoài ra còn sừng non trên đầu hươu ngựa đực hoặc hươu hoa mai thuộc họ Hươu chưa xương hóa và mọc lông nhung dày đặc. Nhung hươu hoa mai thường gọi là nhung hươu hoa còn nhung hươu ngựa đực gọi là nhung hươu ngựa. Các loài hươu này thường sinh trưởng ở vùng Cát Lâm, Liêu Ninh, Hắc Long Giang, Tân Cương, Thanh Hải thuộc Trung Quốc. Cưa nhung hươu vào mùa hạ và thu, sau khi gia công thì phơi khô hoặc sấy khô. Khi dùng đốt bỏ lông, cạo sạch, thái lát mỏng ngang hoặc bổ thành miếng vụn, nghiền thành bột để dùng. Theo Đông Y, nhung hươu có tính ấm, vị ngọt mặn, tốt cho thận, gan, có tác dụng bổ thận tráng dương, ích tinh huyết, cường gân cốt, điều xung nhiệm, trị độc ở vết thương.

Trong Tám món ăn hay mười món ăn quý nhất Trung Hoa (Bát trân), có món gân hươu Liêu Ninh. Gân hươu Liêu Ninh là gân con hươu ở Liêu Ninh làm món ăn. Hươi ở miền núi Liêu Ninh có tiếng là quý. Vì hươu ở đây được ăn ngon một giống nhân sâm mọc trong rừng. Gân hươu có thể làm ra nhiều món ăn. Gân hươu khô đem ngâm với nước tro bếp một đêm. Hôm sau cho vào nồi nước, đun sôi trong hai giờ. Khi nào gân mềm sẽ đem ra, rửa sạch rồi cắt thành từng khúc nhỏ, lại chẻ hai đầu ra làm bốn năm miếng. Lấy thịt gà nạc, thịt bắp đùi heo, hành, nấm hương, của mã thày, đậu xanh, mướp hương, sáng sấu (chanh hay muốn tiêu), mì chính, muối rang và bốn vị thuốc bắc là khởi tử, hoài sơn, đại táo, hùng kỳ, cho gân hươu vào nấu chín mềm là thành món ăn ngon và bổ.